Cách sử dụng máy tạo oxy và những lưu ý quan trọng

Máy tạo oxy là thiết bị y tế được dùng nhiều cho những người dễ bị thiếu oxy, khó thở như người mắc bệnh về đường hô hấp, vận động viên, người lao động trí óc… Vậy, sử dụng máy tạo oxy như thế nào cho đúng để mang lại hiệu quả cao nhất?

Máy tạo Oxy là gì?

Máy tạo oxy là một thiết bị có chức năng làm giàu oxy từ khí trời ( làm tăng nồng độ oxy) với nồng độ oxy đầu ra khoảng 90-95%. Thiết bị này được sử dụng để cung cấp oxy cho bệnh nhân mà không cần dùng tới oxy hóa lỏng hay bình oxy chuyên dụng.

Cách sử dụng máy thở oxy như thế nào?

Những bệnh nhân cần phải sử dụng đến máy thở oxy đa số đều có tình trạng bệnh liên quan đến việc khó thở, thiếu oxy. Đây chính là liệu pháp hỗ trợ tình trạng bệnh tiến triển tốt hơn, giúp cải thiện tình trạng của người bệnh. Tuy nhiên, sử dụng máy tạo oxy như thế nào là đúng cách, an toàn và có độ hiệu quả cao nhất? Mời bạn đọc tham khảo qua hướng dẫn sử dụng cơ bản dưới đây của chúng tôi.

Cách sử dụng máy thở oxy như thế nào?

Một lưu ý nhỏ: Cách hướng dẫn dưới đây có thể áp dụng với hầu hết các máy tạo oxy trên thị trường. Đối với mỗi máy khác nhau sẽ có sự thay đổi 1 chút về mặt thiết kế cũng như tính năng. Để có thể sử dụng tốt hơn bạn nên xem thêm hướng dẫn sử dụng của từng loại máy nhé!

Bước 1: Người dùng cần lựa chọn vị trí thích hợp để có thể dễ dàng di chuyển thiết bị mà không sợ vướng víu khi sử dụng. Bạn nên ưu tiên đặt thiết bị cách tường và các vật dụng khác ít nhất 15 – 30cm để có thể dễ dàng di chuyển. Lưu ý, bạn cần để máy ra xa khỏi khu vực có lửa, nguồn nhiệt và không hút thuốc khi sử dụng.

Bước 2: Trước khi sử dụng thiết bị, bạn cần kiểm tra tạo web và gắn các phụ kiện đi kèm sao cho thích hợp với người dùng và ổ cắm oxy.

Trường hợp máy không sử dụng bộ phận làm ẩm, bạn hãy kết nối ống thông mũi của máy đến đầu ra oxy, còn nếu máy sử dụng bộ phận làm ẩm thì bạn cần:

  • Tháo cốc tạo ẩm.
  • Mở nắp cốc rồi đổ nước tinh khiết vào cốc theo vạch chỉ định sẵn của nhà sản xuất, sau đó vặn nắp lại như trước.
  • Gắn cốc lọc vào thân máy.
  • Cắm đường dây dẫn vào vị trí cổng giao trên cốc lọc.
  • Cắm nguồn điện và khởi động máy.

Bước 3: Nhấn công tắc nguồn để máy bắt đầu hoạt động. Bệnh nhân có thể thở bằng máy ngay lập tức hoặc có thể chờ khoảng 10 phút để máy đạt được độ oxy tinh khiết. Lưu ý: Cần sử dụng lưu lượng oxy phù hợp theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Bước 4: Để điều chỉnh lưu lượng dòng oxy theo yêu cầu, bạn xoay núm điều chỉnh trên đầu ống thủy đo lưu lượng oxy. Mức oxy có thể điều chỉnh là 1 – 10 lít, tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng máy tạo Oxy sao cho đúng?

Theo BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên, trong tình hình dịch Covid-19 hiện nay, nếu khuyên người dân không nên tích trữ máy tạo oxy thì cũng khó. Bởi nếu có những trường hợp không thể chuyển viện ngay do tình trạng bệnh đang quá tải, mà bệnh nhân cần oxy, ngay thời điểm đó nếu có sẵn máy tạo oxy tại nhà thì rất tốt, vấn đề là phải biết cách sử dụng cho đúng.

Để sử dụng đúng cách máy tạo oxy tại nhà, cần quan sát xem người bệnh có thật sự cần thở oxy hay không. Ví dụ, bệnh nhân cảm thấy mệt, phải thở trên 30 lần một phút, thở gắng sức, tri giác lơ mơ… thì cần cho thở oxy. Nếu người thở oxy có đáp ứng tốt thì sẽ không ra mồ hôi, có thể ngồi dậy được, không còn cảm thấy mệt, không còn cảm giác ngộp. Nếu thấy vẫn thở hổn hển, mệt và ra mồ hôi nhiều hơn là không đáp ứng với việc thở oxy, lúc này cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Sự dụng máy tạo oxy sao cho đúng cách

Theo BS Ánh, sử dụng oxy cũng phải có sự tư vấn của nhân viên y tế. Không nên tự ý dùng, như ở bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nếu thở oxy liều quá cao sẽ gây ức chế hô hấp. Tốt nhất trước khi sử dụng máy cho người bệnh mạn tính cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để biết nên sử dụng máy tạo oxy hay bình oxy y tế. Nếu dùng máy tạo oxy thì dùng máy loại 3 lít hay 5 lít cho phù hợp. Nếu bệnh nhân mắc bệnh nặng mà dùng máy tạo oxy không đủ cung cấp khí oxy, sẽ khiến bệnh ngày càng trở nặng.

Cũng cần phải kiểm tra khả năng tạo khí ôxy có liên tục hay không, nồng độ khí oxy đầu ra có quá cao hay không. Trong quá trình điều trị bằng liệu pháp thở khí oxy tại nhà, nếu bệnh nhân có bất kỳ chuyển biến bất thường cần hỏi ngay ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý tăng giảm lưu lượng oxy.

Những lưu ý khi sử dụng máy tạo oxy

Máy tạo oxy sau khi đã qua lọc loại bỏ các khí độc hại có thể tạo ra oxy tinh khiết có nồng độ 93 – 98%. Tùy vào mức độ thiếu oxy của người bệnh mà bạn đưa ra cách chỉnh mức áp suất tạo oxy cho phù hợp và cần lưu ý một số điều như sau:

Trường hợp người bệnh đang ở mức độ 1:

  • Đối với loại máy tạo oxy 3 lít thì mức lưu lượng oxy tạo ra sẽ là 2 – 2,5 lít/phút.
  • Đối với loại máy tạo oxy 5 lít thì mức lưu lượng oxy tạo ra sẽ là 2 lít/phút.

Trường hợp người bệnh cần thở ở mức độ 2:

  • Đối với bệnh nhân cần được thở oxy ở mức 2 thì nên sử dụng máy tạo oxy 3 lít ở mức vặn vạch tạo oxy là 3 – 3,5 lít/phút.
  • Đối với máy 5 lít thì vặn ở vạch 3 lít/phút.

Trường hợp bệnh nhân cần thở ở mức độ 3:

  • Đối với loại máy tạo oxy 3 lít thì bạn nên vặn vạch oxy 3 lít/phút.
  • Đối với máy tạo oxy 5 lít thì khi sử dụng nên vặn vạch oxy 4,5 – 5 lít/phút.

Leave Comments

Scroll
0908 825 169
0908825169